VI / EN
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông - VĨNH HƯNG JSC

Dự án giao thông

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhà thầu thi công Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc
Vị trí dự án Hà Nội
Tổng diện tích
Tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng
Chủ đầu tư Ban quản lý dự án đường sắt (RPMU)
Thầu chính Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc
Sản phẩm Vĩnh Hưng cung cấp và thi công Cáp dự ứng lực, gối chậu, khe co giãn, neo dự ứng lực

Mô tả dự án

Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Tuyến có chiều dài 13.1 km, được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/2011 và dự kiến hoàn thành công tác xây dựng vào 30.9.2017, đưa vào vận hành thương mại trong Quý I/2018.

Tuyến Cát Linh - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch. Tuyến này được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008. Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008 trong đó vốn của Chính phủ Việt Nam là 133,86 triệu USD. Thêm vào đó là nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, đội vốn 250 triệu USD.

Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu (52 toa xe) với 4 toa xe/đoàn tàu. Chiều dài đoàn tàu 79 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình ≥ 35 km/giờ. Năng lực vận chuyển tối đa khoảng 28.500 hành khách/giờ/hướng. Điểm đầu của Tuyến tại nút giao cắt đường Cát Linh - Giảng Võ, đi theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô lịch, chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung và kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa. Dự án gồm 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông (bến xe Hà Đông cũ), La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa (bến xe khách Yên Nghĩa). Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông được trang bị 13 đoàn tàu với công nghệ hiện đại. Đoàn tàu chạy bằng điện với hệ thống cung cấp điện từ Ray thứ 3, có an toàn và ổn định cao cũng như đảm bảo mỹ quan đô thị. Đoàn tàu là loại có cabin lái hai chiều và hoàn toàn có thể đổi chiều ở cả hai đầu của đoàn tàu. Chiều dài trung bình toa xe sẽ là khoảng 20 m với 4 cửa bên (mỗi phía) cho một toa xe. Tốc độ tối đa của đoàn tàu khi vận hành là 80 km/h. Mỗi đoàn tàu có thể chuyên chở tối đa khoảng 1000 hành khách (theo tiêu chuẩn châu Âu 6 hành khách/m²). Khổ ray tiêu chuẩn 1435mm, sử dụng công nghệ hàn liền để đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung, được lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu. Depot của Tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông được đặt tại phường Phú Lương, quận Hà Đông với diện tích khoảng 19.6 ha, bao gồm các hạng mục chính như: Trung tâm điều hành vận tải OCC, xưởng bảo trì đoàn tàu, bãi tập kết tàu, bãi thử tàu, tòa nhà hành chính, trung tâm đào tạo, nhà kho,...