Tường chống ồn phản âm
Tường chống ồn phản âm
I. GIỚI THIỆU
Sản phẩm tường chống ồn Vĩnh Hưng IP cung cấp cho các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo giảm thiểu âm lượng tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh (khu đông dân cư, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp...) và mang lại tính thẩm mỹ cao. Tường chống ồn có khả năng che chắn gió, tăng sự tập trung cho lái xe…. làm tăng tính an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Tường chống ồn loại phản âm:
Sử dụng các loại vật liệu có khả năng ngăn cách âm thanh tốt như Tấm Polycabonate (PC), tấm Poly methyl methacylate (PMMA), Kính cường lực (Glass laminate).
Chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá: Chỉ số giảm âm (“Transmission loss– TL”) – Chỉ số này đo được năng lượng âm được truyền qua tường hay lượng tiếng ồn đi qua.
Đối với tường phản âm chỉ số TL: >25 dB ở 500HZ và >30 dB ở 1000HZ (Tham khảo tiêu chuẩn KS F4770)
II. MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH
I. MÔCẤU TẠO
Tấm chống ồn:
- Hình dạng khung được thiết kế như loại hấp thụ tạo ra sự thống nhất khi kết hợp giữa hai loại.
- Các tấm được làm từ Polycarbonate, Acrylic, hoặc kính cường lực có độ bền cao và chịu thời tiết tốt.
Vật liệu nhôm định hình (Profile) được sản xuất bằng phương pháp đùn với các kích thước thanh Profile khác nhau (Theo thiết kế) và tuần thu theo tiêu chuẩn ISO 6362 mác nhôm 6063-T5.
Kết cấu cột đỡ và các chi tiết liên kết: Thường được sử dụng từ thép H định hình như H100, H125, H150.., tùy thuộc vào điều kiện kết cấu của từng loại tường chống ồn.
Tường chống ồn dạng trong suốt này thường được dùng tại những nơi mà yêu cầu thẩm mỹ được xét tới như là những nơi dân cư, đường sắt, khu căn hộ.
Bản vẽ 2D của tấm phản âm
II. HƯỚNG DẪN VÀ THI CÔNG
Công tác chuẩn bị
- Tập kết vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ thi công.
- Kiểm tra mặt bằng của hệ móng.
- Kiểm tra khoảng cách lỗ bu lông neo.
- Kiểm tra kích thước mặt bích chân cột vị trí các lỗ bu lông có phù hợp với khoảng cách bu lông neo hay không.
Các bước tiến hành: