Doanh nghiệp ngành Giao thông Việt Nam: Toả sáng trong một năm đặc biệt với hàng loạt thay đổi mạnh mẽ
Giao thông là một trong những ngành mũi nhọn, quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Trong hoàn cảnh Covid ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp ngành giao thông Việt Nam đã nỗ lực đổi mới toàn diện – dựa trên chủ trương phát triển đầu tư hạ tầng của Chính phủ, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá sản xuất và công nghệ ứng dụng.
Tăng cường kết nối giao thông đô thị bằng hàng loạt dự án trọng điểm
Là một đất nước đang thu hút hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang sau dịch Covid, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư một loạt dự án kết nối giao thông đô thị và các vùng kinh tế. Cụ thể, năm 2020 Chính phủ Việt Nam đã khởi công xây dựng 18 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 92.384 tỷ đồng, tập trung chủ yếu trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và dự án đường sắt từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự án nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Việc khởi công và hoàn thành các dự án trong thời điểm dịch Covid bùng phát dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã tạo sức bật kinh tế cho các tỉnh, thành phố, đồng thời nâng cao năng lực cho các nhà thầu, doanh nghiệp sản xuất thiết bị, giải pháp giao thông trong nước. Là một trong những đơn vị tiêu biểu chuyên cung cấp các sản phẩm như gối chậu, khe co giãn, lan can, vách chống ồn,… cho hầu hết các dự án trọng điểm Quốc gia, Công ty Cổ phần Thương Mại, Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng (Vĩnh Hưng JSC) vẫn tăng trưởng tốt với mức 73.3 %, chỉ riêng về sản lượng gối cầu doanh nghiệp này đã cung ứng số lượng tăng gấp 2,4 lần so với năm 2019.
Ứng dụng Công nghệ là chìa khoá bảo đảm an toàn giai đoạn Covid và phát triển bền vững
Để kiểm soát dịch bệnh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngành giao thông Việt Nam đã ứng dụng hàng loạt công nghệ hiện đại. Nổi bật là Base – Nền tảng quản trị doanh nghiệp điện tử toàn diện cho phép kết nối tất cả các bộ phận trên một nền tảng, số hoá mọi hoạt động vận hành nhằm giảm thiểu tiếp xúc và tăng năng suất, hiệu quả làm việc. Đại diện Vĩnh Hưng JSC cho biết, khi khởi động Base mọi hoạt động điều hành, sản xuất của doanh nghiệp này diễn ra bình thường ngay cả khi mọi người làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng ứng dụng Zoom để trao đổi nội bộ hay với đối tác, triển khai các phần mềm quản trị chuyên biệt để đảm bảo xử lý mọi việc trên nền tảng công nghệ số.
Ngoài việc nhanh chóng đưa những ứng dụng mới vào vận hành như trên, các doanh nghiệp ngành giao thông Việt Nam cũng không ngừng tiếp nhận chuyển giao các công nghệ sản xuất mới nhất từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Năm 2020, Vĩnh Hưng JSC là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đưa loạt máy móc hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý, sản xuất đạt tiêu chuẩn châu Âu như ISO 3834, EN 1090-2. Với sự chuyển đổi mang tính đột phá này, Vĩnh Hưng đã có những đơn hàng xuất khẩu cho dự án lớn tại nước ngoài như dự án cầu Temburong (Brunei) - công trình cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á nối Malaysia và Brunei, hay Dự án Cebu-Cordova Link Expressway (Philippines).
Có thể thấy, là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn linh hoạt và nhanh nhạy trong đổi mới để thích ứng với từng thời kỳ. Không chỉ là điểm sáng trong phòng chống dịch Covid, Việt Nam nói chung và ngành giao thông của Quốc gia này nói riêng đang có tốc độ tăng trưởng đầy bản lĩnh trong khu vực châu Á.
Theo nguồn tin từ: http://www.urbantransportnews.com/