Tường tấm Panel
Tường tấm panel
- Mô tả chung
Hệ tường tấm đã được phát triển để tạo ra các cấu trúc gia cố đất thẳng đứng sử dụng tấm panel bê tông.
Nó được sử dụng rộng rãi trong cơ sở hạ tầng, công trình mỏ và bất cứ nơi nào đòi hỏi cấu trúc mặt đứng và có thể chống lại tải trọng lớn.
Hệ thống này bao gồm một sự kết hợp của dải cốt gia cường ma sát cao liên kết với các tấm panel linh bê tông bề mặt linh hoạt. Dải cốt gia cường được đặt giữa các lớp đất gia cố đầm nén chặt và được liên kết chặt chẽ với các tấm panel bê tông đúc sẵn. Các tấm mặt được lắp đặt theo thứ tự từ thấp lên cao theo đó là sự tăng dần về chiều cao của lớp đất gia cố phía sau.
Các tấm bê tông được thiết kế chi tiết theo yêu cầu của dự án.
Các tấm panel bề mặt có thể được cung cấp với hình dáng kiến trúc khác nhau thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.
- Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Hệ được biết đến rộng rãi và áp dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam
- Quá trình thi công nhanh, đơn giản, không đòi hỏi thiết bị và công nhân kỹ thuật trình độ cao cũng như kinh nghiệm thi công.
- Tấm Panel bề mặt có các hình dáng kiến trúc đa dạng, phù hợp cho khu vực đô thị.
- Giá thấp hơn so với các phương pháp tường chắn truyền thống
Nhược điểm:
- Yêu cầu không gian thi công đúc sẵn tấm tường
- Giải pháp sử dụng bề mặt bê tông – chưa thân thiện với môi trường
- Áp dụng:
- Công trình đường bộ và cao tốc
- Công trình đường sắt
- Sân bay
- Hầm mỏ
- Nâng cấp khu dân cư và đô thị
- Đường đầu cầu và mố cầu
- Công trình thủy (bến cảng, bờ kè và đập)
- Thành phần và thông số kỹ thuật.
Hệ tường panel bao gồm 3 thành phần chính được thiết kế để dễ dàng thi công và đa dạng trong các ứng dụng khác nhau.
a. Tấm panel bê tông bề mặt:
- Được thiết kế dựa trên Bê tông có cường độ chịu nén tối thiểu ở tuổi 28 ngày là 35MPa.
- Cung cấp theo kết cấu hình vuông, hình chữ nhật như phổ biến nhất là dạng chữ T.
- Bề mặt tấm tường có thể hoàn thiện theo các hình dạng kiến trúc khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
b. Dải cốt polyme cường độ, dính bám cao:
- Dải cốt ParawebTM sử dụng lõi sợi Polyester cường độ cao và lớp phủ Polyurethane mật độ thấp với độ bền kéo danh nghĩa từ 30KN đến 100KN.
- Lớp vỏ bọc Polyurethane cho phép khả năng sử dụng của dải Paraweb trong môi trường kiềm cao (PH>11) phổ biến như là bê tông tái chế hay là vật liệu san lấp ổn định kiềm.
- Các tính chất cơ lý của dải cốt ParawebTM đã được chứng nhận bởi NTPEP và BBA.
- Dải cốt ParawebTM được xét đến như dạng dải cốt không giãn (Theo tiêu chuẩn BS:8006), mang đến sự ổn định cho tường chắn.
- Dải cốt ParawebTM có tuổi thọ hơn hơn 120, đã được sử dụng lần đầu tiên tại Anh Quốc vào năm 1977, đến nay đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới
c. Hốc neo liên kết:
- Hốc neo liên kết MacBox ™ được chế tạo từ Polyetylen mật độ cao (HDPE) được đặt vào lúc chế tạo đổ bê tông và liên kết tấm tường thanh cốt thép của tấm tường được luồn qua ống dẫn nằm trong hốc neo.
- Thiết kế ưu việt này tọa nên sự thuận thiện trong thi công khi dải cốt Paraweb được luồn qua ống dẫn trong hốc neo qua đó liên kết chắc chắn với tấm tường mặt.
- Vật liệu HDPE cung cấp sức kháng chống ăn mòn hóa học cao và thân thiện với bề mặt của dải cốt.
5. Quá trình thi công
Quá trình thi công 5 bước:
- Công tác chuẩn bị mặt bằng móng và thi công móng bê tông tạo phẳng
- lắp đặt lớp tấm panel đầu tiên trên mặt móng bê tông tạo phẳng
- San lấp và đầm nên lớp đất gia cố đến cao độ của lớp dải cốt Paraweb đầu tiên
- Lắp đặt dải cốt paraweb đầu tiên
- Lắp đặt lớp tấm panel tiếp theo và lặp lại các bước trên.